Tuyệt đỉnh Kung fu Thái Cực Quyền
Bí kíp võ lâm Thái Cực Quyền, thiên hạ có rất nhiều người với những luận điểm suy đoán khác nhau. Trong thực tế Thái Cực Quyền nó đã ra đời từ thời Bắc Tống, do Trương Tam Phong sáng lập. Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra Thái Cực Quyền, và đến đời nhà Thanh củ vua Càn Long, Vương Tông Nhạc củng cho ra đời thuyết học về Thái Cực Quyền , và ảnh hưởng của cuốn sách này đến các hệ phái Thái Cực Quyền về sau, dần các đời sau hiểu nhầm thành Vương Tông Nhạc mới là người khai sáng Thái Cực Quyền .
Thai Cuc Quyen
Bí kíp võ lâm Thái Cực Quyền có hệ thống lý luận khá đầy đủ, có tính khái quát cao. Tuy nhiên người đời không giải thích cụ thể, nhiều khái niệm mơ hồ, như “kình”, “khí”, nên các võ sinh tập luyện thường không đạt được cạnh giới cao, dần dà nó trôi vào quên lãng . Đây là sai lầm rất lớn trong Thái Cực Quyền! Quyền luận, quyền quyết là kiến thức, kinh nghiệm của tiền nhân đúc kết rút lại, nên có giá trị chỉ đạo luyện tập rất cao. Nếu các nhân sĩ võ lâm muốn tìm hiểu rõ Thái Cực Quyền, thì cần nghiên cứu kỹ lưỡng các bài Thái Cực Quyền luận của Trương Tam Phong, Vương Tông Nhác, của Dương Kiện Hầu, Dương Trừng Phủ.Thai Cuc Quyen
Đối với người mới tập Thái Cực Quyền, không cần nghiên cứu quyền luận, mà cần tìm hiểu và luyện tập theo mười yếu lĩnh của Dương Trừng Phủ. Hiểu và thực hành đúng mười yếu lĩnh của Dương Trừng Phủ không dễ, nhưng nếu thực hiện tốt, sẽ mang lại sức khỏe và nền tảng để tiếp tục học tập bí kíp Thái Cực Quyền. Khi tập quyền đã tương đối thuần thục, việc đọc, nghiên cứu, trao đổi về quyền luận và học thuyết âm dương, ngũ hành… là rất cần thiết.Thai Cuc Quyen
Các nguyên tắc, yếu lĩnh tập luyện khai triển bí kíp võ lâm Thái Cực Quyền mỗi dòng phái có sự dị biệt ít nhiều, tuy nhiên thường có một vài nguyên tắc khá liên quán, thống nhất. Dưới đây là một số nguyên tắc của dòng Dương thức Thái Cực Quyền:-Tư thế:
- Hư linh đỉnh kình: đầu cổ ngay thẳng, thần quán ở đỉnh
- Hàm hung bạt bối: ngực lõm, lưng phẳng
- Trầm kiên trụy chẩu: vai lỏng chỏ buông
-Thần thế:
- Khí trầm đan điền: ý thức đặt tại đan điền(cách rốn 3 đốt ngón tay về phía dưới) tự nhiên không gò bó
-Vận động:
- Tùng yêu: chân tay theo sự vận động của eo, lấy eo làm chỗ dựa
- Phân hư thực: hư, thực rõ ràng.
- Dụng ý bất dụng lực: lấy ý điều khiển động tác
- Thượng hạ tương tùy: trên dưới theo nhau
- Nội ngoại tương hợp: trong ngoài hợp nhau, tâm ý khí lực là một
- Tương liên bất đoạn: động tác liên tiếp không dừng, thao thao bất tuyệt, liên miên như kéo tơ.
- Động trung cầu tịnh: Trong động tìm cái tĩnh.
- Lấy tĩnh chế động. Khúc trung cầu thực: Trong cái gập, tìm cái thẳng.
Không có nhận xét nào:
Viết nhận xét